Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi hướng về ngày nhà giáo Việt Nam, hoạt động thi đua trong nhà trường diễn ra vô cùng sôi động, nhiều hoạt động có ý nghĩa như: ca múa hát tập thể, trang trí tạo môi trường lớp học, làm thiệp, vẽ tranh tặng cô. Hưởng ứng phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học Tốt” các cô giáo miệt mài trên từng trang giáo án, các tiết dạy đều được chuẩn bị công phu, áp dụng công nghệ thông tin, linh hoạt và sáng tạo, tự tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam là một dịp để xã hội tôn vinh những người đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, những người vẫn miệt mài ngày đêm với sự nghiệp trồng người. Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày hội lớn được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta.Toàn xã hội hướng về và dành cho các thầy giáo, cô giáo những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, đó chính là món quà tinh thần vô giá cho tất cả thầy giáo, cô giáo chúng ta. Năm nào cũng vậy, cứgần đến ngày 20/11 -Ngày nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm: Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Nhưng vẫn cho đời những đóa hoa thơm. Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêukính thầy” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định“Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu. Hòachung với khí thế thi đua sôi nổi hướng về ngày nhà giáo Việt Nam, hoạt động thi đuatrong nhà trườngdiễn ra vô cùng sôi động, nhiều hoạt động có ý nghĩa như: ca múa hát tập thể, trang trí tạo môi trường lớp học, làm thiệp, vẽ tranh tặng cô. Hưởng ứng phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học Tốt” các cô giáo miệt mài trên từng trang giáo án, các tiết dạy đều được chuẩn bị công phu, áp dụng công nghệ thông tin, linh hoạt và sáng tạo, tự tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó các hoạt động giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian cũng được cô và trò nhà trường nhiệt tình hưởng ứng, để lại những giây phút sôi nổi, những kỷ niệm ấn tượng khó quên trong lòng cô và trò. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Một ngày trọng đại và ý nghĩa hướng về thầy cô - những người lái đò thầm lặng, nhân dịp kỷ niệm 42 ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982- 20/11/2024, xinchúc các thầy giáo, cô giáo luôn có sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Dưới đây là một số hình ảnh