Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Nhằm tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động khi đến trường, đến lớp. Ngay từ những ngày đầu năm học, nhà trường đã tập trung vào việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo môi trường hoạt động cho trẻ về không gian, kiến trúc xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện; tận dụng mọi khoảng không gian trong trường để trồng cây xanh tạo bóng mát, trồng hoa trang trí, vườn rau cho trẻ chăm sóc; cải tạo vườn cổ tích, khu chơi với cát và nước, câu cá,…; thiết kế các khu chơi các trò chơi dân gian với các nguyên vật liệu gần gũi thiên nhiên, không gian văn hóa địa phương, mang nét đặc trưng riêng tái hiện lại ngành nghề truyền thống của dân tộc như dệt thổ cẩm, quay sợi, dụng cụ âm nhạc, những bộ trang phục dân tộc, đồ dùng truyền thống và các loại nông sản đặc trưng của vùng cao… Ngoài ra để tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và phát triển những nét đẹp văn hóa địa phương nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi dân gian… mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Từ đó bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn hóa địa phương; hình thành ở trẻ tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với quê hương nơi trẻ sinh sống. Không gian mở, các hoạt động trải nghiệm được thay đổi liên tục khiến trẻ thích thú và phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân. Việc bố trí, sắp xếp lại các khu vực trong trường, nhóm, lớp theo hướng khai thác và tận dụng triệt để không gian sẵn có nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động cho trẻ; xây dựng các khu vực trải nghiệm, các góc thực hành kỹ năng với đồ dùng, đồ chơi được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải bảo đảm an toàn, đẹp mắt, gắn với thực tế cuộc sống để trẻ được chủ động tham gia, tích cực hoạt động và phát triển tốt các kỹ năng. Môi trường trong lớp cũng được các cô quan tâm đầu tư, để lôi cuốn trẻ các cô giáo đã tạo nên một môi trường trong lớp với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh; Các mảng tường trống cũng được giáo viên tận dụng để trang trí phù hợp với chủ đề trẻ học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của mình ở trường qua các mảng trang trí của cô; Hoặc chuẩn bị nguyên vật liệu để trẻ thực hành ở các góc học tập - thư viện, nghệ thuật - tạo hình, thiên nhiên - khoa học,…cũng tăng thêm phần sáng tạo của trẻ. Từ đó tạo cho trẻ cảm nhận được niềm vui khi đến trường, làm cho trẻ thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung, đó chính là trách nhiệm của những cô giáo mầm non khi đến lớp. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Môi trường thân thiện của trẻ mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, ở đó trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ. Vì vậy việc tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là một số hình ảnh